Đăng Ký Học
Ngày 29/06/2021 15:30:16, lượt xem: 7486
Đề bài: Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp của người đàn bà trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu qua hai chi tiết:
“Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn.”
“Người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Thằng nhỏ cho đến lúc này cũng chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn của người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt, và cái thằng nhỏ, lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt.”
Từ đó nhận xét về thông điệp của tác giả qua những chi tiết đó.
Bài làm
Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, ông là người tiên phong trong việc khám phá đời sống con người trong sự phức tạp, đa diện thời sau chiến tranh. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông về đề tài trên, từ một câu chuyện về bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh. Hình ảnh người đàn bà được Nguyễn Minh Châu khắc họa rõ nét qua hai chi tiết:
“Người đàn bà với một vẻ mặt cam chịu… cũng không tìm cách chạy trốn.”
“Người đàn bà ngồi xẹp xuống… những nốt rỗ chằng chịt.”
Đi sâu vào phân tích ta sẽ thấy rõ điều này. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa viết vào tháng 8 năm 1983, in trong tập truyện cùng tên năm 1987. Truyện ngắn lấy bối cảnh đất nước vừa ra khỏi chiến tranh, còn gặp nhiều khó khăn cần giải quyết về đời sống người dân. Truyện ngắn là ẩn dụ cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời “Khi nhìn xa nó là bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ. Khi đến gần lại là bức tranh hiện thực cuộc sống phũ phàng.”
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được kể theo ngôi thứ nhất dưới cái nhìn của nhân vật Phùng. Phùng – một nhiếp ảnh gia trong một lần săn tìm bức ảnh buổi sáng có sương mù theo lời của trưởng phòng đã vô tình chứng kiến được cảnh bạo lực gia đình một một nhà hàng chài. Dưới cái nhìn của nhân vật Phùng “người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn.” Qua cái chi tiết này, người đàn bà hiện lên trong mắt bạn đọc chúng ta và ngay cả trong cái nhìn của Phùng là một người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục chịu đựng luôn ẩn chứa một tâm trạng lo sợ. Một người đàn bà trạc bốn mươi, thân hình cao lớn thô kệch cứ nhẫn nhục chịu đựng, không một tiếng kêu rên, không một hành động phản kháng. Cứ bất lực chịu đựng những trận đòn roi nặng nề rơi xuống thân mình. Đó là hình ảnh gợi lên cho ta một cảm xúc căm hận cùng bất lực. Căm hận với hành động bạo lực của người đàn ông đánh vợ và bất lực trước sự nhẫn nhục, cam chịu của người đàn bà. Nhà văn gọi là người đàn bà, không có tên phải chăng đó là cách gọi chung điển hình cho số phận của người phụ nữ Việt Nam đương thời. Một người đàn bà luôn câm lặng trước những đòn roi ác liệt, trước những lời mắng chửi tàn nhẫn ủa chồng. Tưởng chừng người đàn bà đó như không hề có cảm giác đau đớn về thể xác, đau đớn về tâm hồn. Một người đàn bà dường như đã đánh mất lòng tự trọng, tự tôn của chính bản thân mình.
XEM THÊM VẺ ĐẸP NGƯỜI PHỤ NỮ QUA NHÂN VẬT NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI
Nhưng, có thật là như vậy không? Có thật là đó chỉ là người đàn bà đáng thương không biết đến đau khổ về thể xác và tâm hồn? Có thật đó chỉ là người đàn bà không có lòng tự trọng, tự tôn của bản thân? Không, tất cả đều không phải như vậy! Người đàn bà ấy vẫn còn cảm thấy đau đớn về thể xác, về tâm hồn. Vẫn cảm thấy xấu hổ, nhục nhã. Đó là tất cả những cảm xúc của người đàn bà khi thấy đứa con trai bé bỏng mà mình yêu thương vì cứu mình mà xông vào đánh cha. Người đàn bà cảm thấy đau đớn, đau đớn vì phải nhìn thấy cảnh con đánh cha. Nỗi đau đớn đấy còn thống khổ hơn cả về nỗi đau thể xác. Rồi người đàn bà thấy nhục nhã và xấu hổ khi để cho con chứng kiến cảnh cha đánh mẹ mình. “Người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy con.” Đó là một trái tim người mẹ thương con, một người mẹ thấu hiểu luân thường đạo lí, một người mẹ trải nghiệm, trải đời. Chẳng ai yêu con bằng mẹ, chẳng ai thương con bằng mẹ. Người đàn bà thấu hiểu đời, yêu thương con vô bờ bến. Đến đây, hình ảnh người đàn bà đầy cam chịu, bất lực và có phần nhu nhược đang nhạt nhòa dần mà thay vào đó là hình ảnh một người mẹ yêu thương con vô bờ bến, một người mẹ thấu hiểu sự đời.
Hình ảnh nguời đàn bà trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa qua hai chi tiết đã hiện lên rõ ràng trong mắt Phùng và bạn đọc. Đó là người đàn bà nhu nhược, cam chịu nhưng lại có tình yêu thương con vô bờ bến và là một người mẹ luôn thấu hiểu sự đời. Phải chăng từ hình ảnh của người đàn bà dưới hai thời điểm khác nhau, nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm tới tất cả mọi người rằng: Phải nhìn đời, cuộc sống bằng một cái nhìn đa diện, nhiều chiều từ đó mới phát hiện ra bản chất, vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
Qua hai chi tiết nhỏ, nhà văn Nguyễn Minh Châu thành công khắc họa hình ảnh người đàn bà hàng chài dưới cái nhìn của nhân vật Phùng bằng cách sử dụng những từ ngữ miêu tả chân thực giàu hình ảnh.
Tóm lại, qua hai chi tiết nhỏ nhà văn Nguyễn Minh Châu đã vẽ lên một chân dung người đàn bà khốn khổ, cam chịu, nhu nhược nhưng lại có tấm lòng yêu thương con và là một người mẹ trải nghiệm, trải đời. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm hay chứa đựng nhiều triết lí cuộc sống quan trọng mà ta cần phải có trong cuộc sống. Nguyễn Minh Châu thật xứng với danh hiệu cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
Nguồn: ST
Để tham khảo thêm nhiều bài viết hay, và chạy nước rút hiệu quả, hãy đăng ký sở hữu các đầu sách và đăng ký khoá học của HVCH nhé!
Link đặt sách: https://bit.ly/2ZPn5bZ
Link đăng ký Khóa nền: http://bit.ly/KHOAHOC2K4
Link đăng kí khoá VIP: http://bit.ly/KHOAHOCVANVIP2K4
Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:
Fanpage: Học văn chị Hiên
Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube
IG: Học văn chị Hiên
Tiktok: Học văn chị Hiên
Tin liên quan